Khi bạn đăng một quảng cáo việc làm, bạn luôn hy vọng sẽ tìm thấy ứng viên hoàn hảo, thích ứng chính xác với những yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, thực tế lại không dễ dàng như vậy, để tìm được ứng viên như vậy đòi hỏi nhà tuyển dụng phải nắm rất rõ các tiêu chí tuyển dụng và có biện pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên phù hợp.
Nếu như bạn đã tạo nên một bản mô tả công việc hiệu quả, bạn nên có những tiêu chí cơ bản mà bạn sẽ dựa vào đó để chấm điểm các ứng viên. Số lượng tiêu chí bạn dùng sẽ khác nhau với sự phức tạp của vị trí công việc đã được mô tả, bạn nên hướng đến việc thiết lập khoảng 10 tiêu chí rõ ràng. Ví dụ: khả năng tổ chức sắp xếp, bố trí công việc; khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả thể hiện qua các tài liệu có trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian; bảng lý lịch không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy; thư xin việc ngắn gọn nhưng súc tích đạt được hiệu quả trong việc truyền tải hình ảnh bản thân tới nhà tuyển dụng qua ngôn ngữ viết. Ngoài ra, tính logic, hợp lý của hồ sơ cũng được thể hiện ở mối liên quan giữa các phần trong hồ sơ.
Cụ thể các tiêu chí thường được chia thành 3 phần:
– Kỹ thuật: Ứng viên có nền tảng đào tạo về chuyên môn cần thiết hay có các chứng chỉ có liên quan để có thể thành công trong vai trò công việc hay không?
– Kinh nghiệm: Họ có từng làm việc trong một lĩnh vực tương tự trước đây không, hoặc họ có cho thấy được quá khứ thành công khi quản lý một ngân quỹ tương tự?
– Con người: Họ có đưa ra được những ví dụ khi họ sử dụng các kỹ năng giao tiếp hay sự sáng tạo của họ trong một bối cảnh kinh doanh hay không?
Càng nhiều hồ sơ xin việc bạn nhận được, bạn càng phải trở nên cứng rắn để sàng lọc hồ sơ ứng viên một cách sát sườn hơn. Dưới đây là 15 gợi ý sàng lọc hồ sơ ứng viên từ các chuyên gia tuyển dụng trên thế giới. Những gợi ý này đặc biệt hiệu nghiệm với những mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, và những doanh nhân đang tìm cách chọn lọc ứng viên phù hợp trong khoảng thời gian ngắn nhất.
1. Sara Sutton Fall, CEO của Flexjobs (Sàng lọc hơn 750 hồ sơ)
“Tôi yêu cầu ứng viên phải cung cấp TẤT CẢ thông tin được yêu cầu trong tin đăng tuyển, và những người không làm theo những chỉ dẫn đó sẽ không được xét tuyển. Thật bất ngờ là có rất nhiều người đã tự loại mình ra bằng cách này mà chưa cần sử dụng đến phương pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên nào khác”.
Nếu ứng viên trình bày kinh nghiệm chung chung, thì đây là một điểm trừ. Bạn chỉ nên ưu tiên những CV trình bày nội dung chi tiết về công việc đã làm. Vì khi phỏng vấn chỉ hiệu quả nhất khi bạn có thể nhìn vào CV để hỏi, nếu quá ít thông tin thì bạn sẽ hỏi gì ?
– Một bản lý lịch tốt là bản nêu rõ lịch sử làm việc theo thứ tự thời gian có nêu rõ ngày bắt đầu và ngày chấm dứt làm việc và các thông tin để xác minh. Với góc độ là người tuyển dụng, một CV ấn tượng là biết cách rút gọn được kĩ năng mình học được thông qua hoạt động ngoại khóa, nếu ứng viên viết CV quá dài thì đó là do ứng viên đang mô tả mà chưa rút gọn kĩ năng. Bạn cũng có thể cho điểm trừ trường hợp này.
– Thay đổi nhiều công việc trong một thời gian ngắn có thể đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu.
– Thay đổi liên tục trong định hướng nghề nghiệp: Điểm này thường cho thấy ứng viên thiếu định hướng, thiếu tính kiên định và các mục tiêu không rõ ràng. Việc thay đổi liên tục là hiện tượng phổ biến đối với các ứng viên trẻ tuổi đang tìm việc hoặc đối với những người bị mất việc trong một ngành đang suy yếu.
– Những trách nhiệm quá nổi bật so với chức vụ: Điểm này cho thấy ứng viên có thể có khả năng tốt nhưng đã không được người sử dụng lao động trước đãi ngộ xứng đáng hoặc ngược lại cũng có thể cho thấy ứng viên là người khoa trương, tư duy không logic.
2. Jeremy Redleaf, Nhà sách lập của Odd Job Nation (Sàng lọc hơn 500 hồ sơ)
“Tôi yêu cầu họ mô tả thật thi vị về món ăn vặt ưa thích của họ, từ đó họ thể hiện sự quan tâm của họ đến từng chi tiết, niềm đam mê và sẵn sàng đi sâu vào bất cứ thứ gì.”
3. Rachel Dotson, Trưởng phòng Truyền thông của Zip Recruiter (Sàng lọc 107 hồ sơ)
“Chúng tôi nhanh chóng thu hẹp phạm vi xét tuyển không phải bằng cách xem từng hồ sơ, mà bằng cách hỏi một câu hỏi duy nhất: “Hãy cho chúng tôi biết một thứ bạn yêu thích và làm cho chúng tôi cũng yêu thích nó”. Bằng cách này chúng tôi đã dễ dàng nhận ra các ứng viên hàng đầu.
4. Scott Alvord, Nhà sách lập của Advanced Development Concepts (Sàng lọc rất nhiều hồ sơ)
“Yêu cầu ứng viên gửi kèm hồ sơ xin việc một đơn ứng tuyển được điền thông tin. Biết được điều này sẽ là sự nỗ lực/khả năng tốt nhất mà bạn có thể thấy từ ứng viên, sau đó kiểm tra chính tả, cấu trúc câu, khả năng làm theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.”
5. Carolyn Betts, CEO của Betts Recruiting (Sàng lọc hơn 100 hồ sơ)
“Hãy coi sơ yếu lý lịch như tấm thẻ bóng chày. Tìm kiếm các thông tin định lượng như phần trăm hạn ngạch, số chương trình xúc tiến và số năm làm việc tại mỗi công ty.”
6. Mark Richards, CEO của eRichards Consulting (Sàng lọc 64 hồ sơ)
“Tôi xác định 2 yêu cầu quan trọng nhất đối với ứng viên và để bộ máy tự động tìm kiếm xác định những ứng viên thích hợp.”
7. Melanie Benwell, Giám đốc điều hành của Pathworks (Sàng lọc 75 hồ sơ)
“Công cụ sàng lọc hồ sơ ứng viên đầu tiên là tìm kiếm lỗi chính tả trên dòng tiêu đề. Ví dụ, tôi đã nhận 75 hồ sơ cho vị trí Quản lý khoản phải thu; một nửa thí sinh đánh vần chữ “phải thu” sai.”
8. Ellie Humphrey, Chuyên gia PR của PerBlue (Sàng lọc 40 hồ sơ)
“Họ có cẩn thận làm theo tất cả các hướng dẫn? Chúng tôi yêu cầu ứng viên phải đính kèm bản PDF hồ sơ xin việc. Chúng tôi nhận được 40 hồ sơ ứng tuyển cho vị trí Trợ lý Giám đốc và thu gọn lại còn 6 ứng viên chỉ bằng cách này. Đối với vị trí này, chúng tôi đang tìm kiếm một người có khả năng tập trung tốt vào chi tiết và có thể làm theo hướng dẫn.”
9. Scott Cowley, Trưởng phòng SEO của ZAGG Inc (Sàng lọc 30 hồ sơ)
Nếu ứng viên không thể viết một cách hoàn chỉnh, mạch lạc, đúng ngữ pháp trong lý lịch của mình, tôi loại bỏ họ ngay lập tức.
10. Bill Humbert, Nhà sách lập của Recruiter Guy (Sàng lọc 200 hồ sơ)
“Tôi dành 2-12 giây cho một sơ yếu lý lịch. Tôi để ý đến những thành tích và sự ảnh hưởng của họ đầu tiên.”
11. Tom Armour, Nhà đồng sáng lập của High Return Selection (Sàng lọc hơn 800 hồ sơ)
“Tôi chia hồ sơ thành hai loại, những người phù hợp về lĩnh vực đào tạo/kỹ năng liên quan và những người không, sau đó đi sâu vào nhóm đầu tiên.”
12. Massimo Baldini, Chủ tịch của Livio Radio (Sàng lọc hơn 200 hồ sơ)
“Để cắt giảm số lượng hồ sơ xuống 50%, hãy yêu cầu ứng viên viết một lá thư xin việc giải thích tại sao họ phù hợp cho vị trí đó. Nếu họ không có thời gian để viết một bức thư xin việc phù hợp, điều đó có nghĩa rằng họ không có ý định cam kết lâu dài và bạn ngay lập tức có thể loại họ ra.”
13. Brad Barrett, GrillGrate
“Hãy quên những bản lý lịch đi. Chúng chỉ được sử dụng để loại ra các ứng cử viên không phù hợp. Hãy gọi điện cho người tham khảo – bắt đầu ở bước này và sau đó phỏng vấn. Tôi luôn luôn gọi đầu tiên, và sau đó mới phỏng vấn khi cảm thấy ấn tượng với một bản hồ sơ quá đẹp!”
14. Wade Benz, Chủ tịch của USimprints (Sàng lọc 150 hồ sơ)
“Đưa ra 10-15 câu hỏi cho các ứng viên và cho họ một thời hạn để nộp câu trả lời. Cách này đã giúp tôi sàng lọc hàng trăm hồ sơ.”
15. John Paul Engel, Giám đốc điều hành toàn cầu của Project Be The Change (Sàng lọc 500 hồ sơ)
Hãy tìm kiếm những thành tích có thể đo lường liên quan đến công việc kinh doanh của công ty.
Sưu tầm và tổng hợp
Discussion about this post