Ôm đồm quá nhiều việc không thể hiện bạn là một người chăm chỉ, biết tiến lùi, cân nhắc số lượng công việc mới là điều một người khôn ngoan nên làm. Vậy nên khôn khéo từ chối với những trường hợp nào?
1. Đừng nhận những nhiệm vụ không đem lại hiệu quả cao
Cựu giám đốc điều hành của IBM và tác giả best-selling Catherine Devrye chia sẻ trong quyển sách của mình rằng câu nói “chúng tôi vẫn luôn hoàn thành mọi việc theo cách đấy” là câu nói “đắt đỏ” nhất trong kinh doanh. Do những cách làm cùng phương án kém hiệu quả không chỉ tốn một khoản tiền không nhỏ còn kéo hình ảnh của công ty xuống. Đồng thời người nhận trách nhiệm cho dự án ấy cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
2. Công việc không thuộc quyền hạn, hơn hết là không hướng tới mục tiêu của bạn
Bạn có quyền được biết về những yêu cầu mình cần phải đạt khi nhận bất kỳ nhiệm vụ nào, liệu có quá khả năng hay không – và hơn hết là công việc này có giúp ích gì cho bạn trong việc thăng tiến hay không.
3. Những cuộc họp vô bổ
Một cuộc điều tra của trường Harvard cho thấy 65% người tham gia đều trả lời rằng những cuộc họp chỉ ngăn họ hoàn thành công việc, và 71% cho rằng hop hành chỉ tổ tốn thời gian khi không hiệu quả.
4. Trả lời tin nhắn về công việc 24/24
Công việc đúng là rất quan trọng nhưng cuộc sống bình thường cũng cần thiết không kém. Ở Pháp và Mỹ đã có lệnh cấm gửi tin nhắn có liên quan đến công việc sau khi kết thúc giờ làm, kể cả là những nội dung khẩn cấp.
5. Công việc gây mâu thuẫn cho lợi ích của bạn
Đừng “ngậm bồ hòn làm ngọt,” mà nhận phần thiệt về mình. Bất kể trong công việc hay cuộc sống, bạn phải biết lúc cứng lúc mềm. Hãy thể hiện mình không phải là người dễ bắt nạt đâu nhé.
6. Deadline vô lý cho dự án không phải ưu tiên hàng đầu
Có sự khác biệt rõ ràng giữa việc thúc giục nhân viên và đòi hỏi những điều vô lý. Và việc đồng ý bất chấp bản thân không thể hoàn thành sẽ kéo theo sự đánh giá không tốt về năng lực của bạn. Bạn nên tự biết cân nhắc bên nào nặng bên nào nhẹ mà đưa ra lựa chọn đúng đắn.
7. Làm thêm giờ – trong khi bản thân đã được giao thêm việc
Sếp của bạn hẳn sẽ quan tâm về chất lượng hơn là số lượng. Người ta thường bảo “tham thì thâm.” Không việc gì phải ôm đồm quá nhiều việc, cố gắng hoàn thành tốt những nhiệm vụ căn bản của mình mới là điều nên làm.
8. Công việc mà có thể được thực hiện tốt bởi người khác
Nếu tự nhận ra bản thân không phải là người thíc hợp dành cho nhiệm vụ lần này thì hãy tiết kiệm sức lực và thời gian cho mình, cũng như cho mọi người. Sẽ không được hay cho lắm khi bạn tạo ra một mớ bòng bong rồi người khác lại phải đi gỡ rối hộ bạn đâu.
Biết cách từ chối chính là cách thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp. Hãy khéo léo tạo ra những lý do không ai có thể bắt bẻ được mà vẫn vui vẻ chấp nhận lời nói không đó. Từ đó, bạn có thể giữ vững được chất lượng công việc của không chỉ riêng bản thân mà cả tập thể.
Theo Tri Thức Trẻ
Discussion about this post