Nhà tuyển dụng hầu như ít quan tâm tới việc bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng hay không, điểm tốt nghiệp là bao nhiêu, hay xếp hạng trong lớp ra sao.
Nếu bạn hỏi một thanh niên 17 tuổi xem họ đã có kế hoạch gì cho công việc trong tương lai hay chưa, câu trả lời có thể là: “Tôi cần phải chọn được một trường đại học tốt và chất lượng”. Khi 18 tuổi, có thể họ sẽ trả lời: “Tôi cần phải chọn được một lớp học tốt”. Câu hỏi tương tự với một người 19 tuổi, bạn có thể nhận được câu trả lời là: “Tôi cần phải đạt được điểm số tốt”.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát những nhà tuyển dụng gần đây lại cho ra kết quả trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ kể trên. Họ hầu như ít quan tâm tới việc bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng hay không, điểm tốt nghiệp là bao nhiêu, hay bạn xếp đầu bảng hay “đội sổ” trong lớp.
Theo tổ chức Chronicle of Higher Education, cái mà nhà tuyển dụng cần là kinh nghiệm bên ngoài kiến thức học thuật như thực tập, việc làm thêm, tình nguyện và các hoạt động ngoại khoá khác.
Dưới đây là xếp hạng những kinh nghiệm và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần nhất ở một sinh viên mới tốt nghiệp đại học:
Giáo sư đồng thời là tác giả của nhiều bài báo là Peter Cappelli cho biết: “Khi tuyển dụng một ứng viên vừa tốt ngiệp đại học, những kiến thức trong trường lớp không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Ngược lại, kinh nghiệm làm thêm, thực tập… được đánh giá cao hơn rất nhiều, ngay cả khi ứng viên chưa từng đảm nhiệm công việc toàn thời gian chính thức nào”.
Giáo sư Peter tiếp tục giải thích cho nhận xét kể trên: “Nhận xét kể trên không đồng nghĩa với việc cho rằng trường lớp, điểm số hoàn toàn không quan trọng. Các nhà tuyển dụng có thể không bận tâm lắm đến những kỹ năng và kiến thức về học thuật nhưng những sinh viên xin được một vị trí thực tập tốt lại thường là người có điểm số khá ở lớp, và trong một trường học có chất lượng.
Theo như lập luận này, có một nền tảng kiến thức học thuật tốt sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tìm được việc thực tập làm thêm tốt, từ đó có thêm kinh nghiệm. Như vậy, trên cương vị một nhà tuyển dụng, khi họ đánh giá kết quả kinh nghiệm trong quá trình thực tập của bạn cũng là gián tiếp đánh giá được một phần năng lực, kiến thức và sự hiểu biết về học thuật của bạn.
Tuy nhiên, nền kinh tế tồn tại rất nhiều ngành công nghiệp, loại hình kinh doanh khác nhau, chính vì thế nhu cầu tuyển dụng cũng khác nhau. Không phải ai cũng quan tâm đến những người có kinh nghiệm thực tập tốt.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện yêu cầu tuyển dụng đối với một ứng viên mới tốt nghiệp của các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Mỹ:
Giáo sư Peter nói: “Các công ty truyền thông và thông tin liên lạc thường khao khát tuyển được những ứng viên có kinh nghiệm làm việc hay thực tập nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Trong khi đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ lại quan tâm nhất đến chuyên ngành bạn được đào tạo tại trường đại học. Những công ty làm việc văn phòng, bàn giấy, công chức lại đánh giá cao điểm tốt nghiệp của bạn”.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là liệu có phải tất cả những nhà tuyển dụng đều không quan tâm tới việc bạn tốt nghiệp từ trường đại học nào hay không? Liệu có phải họ bỏ qua dòng chữ “Tốt nghiệp đại học Harvard” và chỉ nhìn vào cụm từ “Tốt nghiệp đại học” hay không?
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 3 triệu người trở thành sinh viên năm nhất đại học, trong đó có khoảng 1.600 người thuộc trường Harvard. Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ sinh viên học Harvard chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số. Thống kê các trường top khác ở Mỹ cũng cho kết quả tương tự.
Như vậy, thực tế một số công ty tư vấn lớn và các ngân hàng chỉ “chăm chăm” nhắm đến những sinh viên thuộc những trường học kể trên là một hành động sai lầm. Họ đang qua đại đa số các ứng viên tiềm năng khác và tự giới hạn mình “bắt cá” trong một cái ao quá nhỏ. Ngoài ra, suy nghĩ muốn chọn sinh viên tại những trường đại học danh tiếng như vậy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.
Theo Infonet/Business Insider
Discussion about this post