Giá trị cốt lõi (core values) là linh hồn và yếu tố làm nên sự khác biệt của một tổ chức. Vậy giá trị cốt lõi là gì và cách xây dựng ra sao, hãy cùng JOGO tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
Giá trị cốt lõi là tập hợp những niềm tin, lý tưởng và những định hướng mà mỗi người thiết lập cho cuộc sống của cá nhân. Hiểu một cách đơn giản, bạn định nghĩa con người mình thế nào thì giá trị của bạn là như thế ấy.
Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tập hợp những nguyên tắc chung, lý tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó hình thành nên tính cách của doanh nghiệp.
Những giá trị này có thể cho biết con người của tổ chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào (ví dụ: năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp) hoặc phương châm kinh doanh của họ ra sao (ví dụ: phát triển bền vững,khách hàng là thượng đế,…)
Các giá trị cốt lõi thường mang tính quan trọng, vì nó là tuyên ngôn giá trị của doanh nghiệp. Có thể kể đến một vài tính cách dưới đây:
- Sự cam kết
- Sự đáng tin
- Sự tận tâm
- Sự thân thiện
- Tính hài hước
- Lòng trung thành
- Sự lạc quan
- Tính Phóng khoáng
- Sự Tôn trọng
- Sự hiếu khách
Biết được đâu là giá trị cốt lõi chính để phù hợp với sản phẩm, hành vi nội bộ cũng như quan hệ đối ngoại là chìa khóa cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó.
2. Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi đối với một doanh nghiệp
Đối với một cá nhân, hiểu được giá trị cốt lõi là gì giúp người đó không bị lạc lối giữa muôn vàn ngã rẽ của cuộc sống. Tương tự đối với doanh nghiệp, giá trị cốt lõi là tiền đề vô cùng quan trọng để định hướng kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả.
2.1. Giá trị cốt lõi giúp nhân viên hành xử đúng đắn.
Khi doanh nghiệp sở hữu những giá trị quan rõ ràng, nhân viên sẽ hiểu họ đại diện cho điều gì. Các giá trị cốt lõi sẽ trở thành kim chỉ nam hướng dẫn họ hành xử tại môi trường làm việc một cách thích hợp.
Ngoài ra, trong một môi trường biến động nhanh về kinh tế, xã hội, những chuẩn mực đạo đức thì giá trị cốt lõi là điều cần thiết. Vì như vậy, nhân viên sẽ luôn giữ vững lòng tin vào những nguyên tắc mà doanh nghiệp đã tuyên bố cũng như là lòng tin cá nhân vào nhân sinh quan tốt đẹp.
2.2. Khách hàng sẽ hiểu được doanh nghiệp là ai
Phát triển mối liên kết chặt chẽ với khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy thì chính giá trị cốt lõi khiến khách hàng nhận diện được hình ảnh thương hiệu, một bước gần hơn tới sản phẩm dịch vụ.
Thật như vậy, khi khách hàng ấn tượng bởi những gì mà doanh nghiệp mang lại thì dễ dàng nâng cao niềm tin và doanh số bán hàng đối với sản phẩm dịch vụ đó.
Qua đó, giá trị cốt lõi độc đáo có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường vốn đã rất khắc nghiệt.
2.3. Thu hút và duy trì bền vững đội ngũ nguồn nhân lực tài năng
Văn hóa, con người cũng như cách thức kinh doanh cũng được các ứng viên xem xét khi tìm hiểu thông tin của một tổ chức. Vì chắc chắn không có một ai muốn làm việc tại một nơi không phù hợp với mình cũng như doanh nghiệp muốn thu hút đúng tài năng.
Giá trị cốt lõi vừa là phương thức giao tiếp tốt nhất của hai bên vừa là nền móng đào tạo những cá nhân đóng góp cho tổ chức.
3. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi
Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của giá trị cốt lõi, vậy thì doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ đâu. Đối với một người CEO, không có một bộ hướng dẫn cụ thể nào xác định nguyên tắc đó là đúng hay sai. Vì mỗi nơi sẽ có đặc điểm riêng tạo nên những giá trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bạn cần làm rõ những câu hỏi dưới đây để xây dựng bộ giá trị cho riêng mình:
Team bạn tin tưởng vào điều gì?
Những người đồng hành cùng bạn mong muốn giá trị doanh nghiệp mang lại như thế nào, giá trị cốt lõi là gì. Hãy suy nghĩ và phân tích cùng những người đồng đội có chung lý tưởng và đích đến sẽ cho ra được kết quả thích hợp. Nguồn nhân lực được kết nối giúp tạo ra một văn hóa vững chắc và đi cùng nhau lâu dài.
Khách hàng cần gì?
Cùng với một dòng sản phẩm đó, làm sao để khách hàng nhớ đến bạn. Hầu hết, họ đều coi trọng những giá trị gia tăng của sản phẩm mà lĩnh vực của bạn mang lại là gì? Đó có thể là điểm mạnh của việc chăm sóc khách hàng, hay một nơi bán sản phẩm có giá thành rẻ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo,… Cố gắng tìm hiểu thật kỹ khách hàng cũng như những điều doanh nghiệp giúp ích được cho họ.
Discussion about this post