“Chúng tôi chỉ có thể trả bạn mức lương khởi điểm là X và sẽ đánh giá lại sau 6 tháng” Có lẽ đây là câu nói bạn thường nghe từ nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn. Hoặc là “Bạn có thể lên vị trí quản lý sau 6 tháng nữa” Nhà tuyển dụng luôn đưa ra những hứa hẹn về lương hay thậm chí là về khả năng thăng tiến nghề nghiệp, và bạn cũng thầm nghĩ rằng với những lời hứa hẹn đó là thật, 6 tháng trôi qua bạn nỗ lực rất nhiều những cuối cùng chẳng có một cuộc đánh giá hay tăng lương nào cả. Thực tế cho thấy rằng khi bạn đã làm việc 6 tháng, công ty biết rằng bạn sẽ khó ra đi, họ biết rằng nếu bạn nhảy việc sau thời gian ngắn như vậy sẽ khiến bạn gây ảnh hưởng xấu trong mắt nhà tuyển dụng sau. Vì thế bạn mắc kẹt lại ở công ty.
Chính vì thế, bạn nên tự hỏi lòng mình rằng liệu bạn có thấy ổn không nếu làm việc nhiều năm với cùng một mức lương và dậm chân tại một vị trí. Nếu không thì đây không phải là công việc dành cho bạn
Quay trở lại với vấn đề đàm phán lương khởi điểm, hãy bắt đầu với một thí dụ nhỏ trường hợp A và B cùng chấp nhận công việc mới tại công ty Y. A chấp nhận mức lương 1.000 USD trong khi B đàm phán mức lương 1.500 USD. Cả A và B đều hoàn thành tốt công việc nên sếp đều tăng lương cho họ 10% mỗi năm. Kết quả như sau:
- Năm 1: A có mức lương 1.000 USD, B có mức lương 1.500 USD
- Năm 2: A có mức lương 1.100 USD, B có mức lượng 1.650 USD
- Năm 3: A có mức lương 1.210 USD, B có mức lượng 1.815 USD
Như vậy sau 3 năm thì A còn chưa bắt kịp mức lương của B năm đầu tiên và lương của B cũng tăng nhanh hơn của A. Khi lương khởi điểm của bạn thấp, bạn sẽ không bao giờ bắt kịp người khác cả.
Bạn có đang thất vọng không?
Có đôi khi bạn nghĩ rằng mình đã đàm phán được mức lượng tuyệt vời, nhưng rồi nhanh chóng nhận ra không phải vậy hoặc đôi khi bạn nghĩ mình có thể chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn bởi công việc mới này rất tuyệt vời. Nhưng điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thất vọng và chính cảm giác này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc làm việc của bạn, có khi bạn trút giận lên sếp và đồng nghiệp, bạn bắt đầu ghét công việc kể cả khi bạn đam mê nó nhất. Một khi bạn đã cảm thấy thất vọng thì rất khó để bạn giữ thái độ tích cực trong công việc.
Vậy làm sao để tránh cạm bẫy?
Khi ban đang lo lắng tìm công việc khác, lúc đó bản thân đang cảm giác không an toàn, bạn dễ nhanh chóng đưa ra quyết định với một mức lương thấp. Chính vì vậy hãy luôn đàm phán lương ngay từ đầu để bạn có thể hài lòng khi làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. Hầu hết các công ty đưa ra mức lương đề xuất và coi nó là điểm khởi đầu chứ không phải điểm kết thúc. Đàm phán lương không phải sự xúc phạm, chính vì vậy bạn hãy mạnh dạn nói lên những mong đợi của mình.
Còn nếu bạn đang thất nghiệp thì sao? Hiện nay nhiều công ty sẵn sàng tuyển một người đang thất nghiệp là bởi họ sẽ sẵn sàng nhận lương thấp hơn. Tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể đàm phán nhưng sức mạnh thương lượng của bạn sẽ yếu thế hơn do nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang cần một công việc.
Nếu bạn đang thất nghiệp và nhận được một đề nghị lương thấp, bạn hãy đàm phán lương và có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đàm phán đó. Bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương tốt dù đang thất nghiệp, đúng không nào?
JOGO Team
Discussion about this post